Trang

my photo

my photo

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

Đo sáng trên máy ảnh : Dùng thế nào để có hiệu quả

Được sự tín nhiệm hôm nay ngày đầu làm hỗ trợ viên cho box Máy ảnh số, em làm 1 cái mini Tips về chức năng đo sáng trên máy ảnh số, hi vọng 1 vài kinh nghiệm cá nhân sẽ giúp mọi người hiểu thêm được về tính năng vốn ít dc khai thác trên máy ảnh. Trong thời gian tới mình sẽ viết dần các mini tips từ sơ cấp đến "cấp mà mình đang biết" để chia sẻ thêm với mọi người
Đo sáng trên máy ảnh : Dùng thế nào để có hiệu quả

Chỉ định : đã biết trước định nghĩa các chế độ A,S,P,M, Auto
  • Đo sáng trên máy ảnh nó là gì : trước tìm hiểu về cách đo sáng chúng cũng nên liếc qua 1 chút cái máy ảnh để biết nó là cái gì, và ở đâu trên cái máy ảnh
    Đầu tiên là các chế độ đo sáng mà máy ảnh cung cấp cho bạn bao gồm:
  1. Spot Metering - đo sáng điểm lấy nét: nếu bạn lấy nét vào đâu thì nó sẽ đo sáng tại đó
  2. Matrix Metering (nikon) - đo sáng toàn bộ khuôn hình: nó sẽ cộng trung bình ánh sáng của cả khuôn hình vào rồi tính ra 1 cách trung bình nhất ánh sáng của khuôn hình nhưng vẫn có chút ưu tiên tại điểm lấy nét.
  3. Center – Weighted - đo sáng giữa khuôn hình: khá giống như lấy nét vùng nhưng nó chỉ lấy nét quanh vùng trung tâm (cho các máy cấu hình thấp để tiết kiệm chi phí)
  4. Partial đo sáng vùng quanh điểm lấy nét: khi bạn lấy nét ở điểm nào thì nó sẽ đo sáng ở những vùng xung quanh điểm lấy nét và cho ra kết quả.
  • Đo sáng toàn diện lúc chỉ cho kết quả chính xác và đẹp nếu khuôn ảnh của bạn có ánh sáng đêu đặn
  • Đo sáng vùng và đo sáng điểm sẽ cho kết quả chính xác hơn, tùy thuộc vào chủ thể của bạn to hay nhỏ thì bạn cân nhắc chế độ đo sáng phù hợp.
  • Tuy nhiên những điều trên chỉ là cơ bản nhất khi bạn sử dụng các chế độ auto (S,P,A, Auto) và nếu khi bạn đang muốn chuyển mình sang 1 bước mới, để có khuôn ảnh chính xác hơn về ánh sáng, thì hãy chụp Manual, và dùng các chế độ A,S để đo sáng.
Cách đo sáng và ý nghĩa của nó :
  • Thứ nhất chúng ta xác định là sẽ chụp ở chế độ manual để có dc những bức ảnh đồng nhất về ánh sáng (chú ý 1 : ánh sáng chủ đạo ko thay đối, nếu có thay đổi phải đo lại)
Các bước thực hiện :
  1. Chuyển sang chế độ đo sáng điểm trên máy.
  2. Chọn chế độ chụp A hoặc S để đo sáng
    • Nếu là ánh sáng tự nhiên/hot light và mạnh thì chọn chế độ A sau đó qui định khẩu độ mà bạn muốn.
    • Nếu dùng đèn strobe/Flash thì chọn chế độ S, và qui định tốc độ chụp là 1/200 và đo
    • Nếu ánh sáng yếu thì đặt chế độ A sau đó đo vào vùng tối nhất mà bạn vẫn muốn có chi tiết hoặc chủ thể, nó sẽ cho bạn tốc độ, sau đó tăng iso dần lên cho đến khi nào chỉ số tốc độ đạt xấp xỉ chỉ số tiêu cự đang sử dụng (ví dụ tiêu cự 50 thì tốc ít nhất phải 1/50 để ko bị nhòe do run tay), sau đó chuyển lại sang chế độ S, cài tốc độ là tốc độ mà bạn đo dc trong mode A vừa rùi, sau đó tiến hành đo những phần con lại.
    • Cách đo là cứ đưa máy vào từng vùng sách chênh lệch khác nhau bạn sẽ có dc các chỉ số thay đổi Khẩu độ hoặc tốc độ
    Giải thích : với cách đo này khi bạn khóa 1 chỉ số khẩu độ hoặc tốc độ thì việc đo sáng sẽ cho ra chỉ số tương ứng còn lại.
  3. Cách tính độ lệch sáng dựa trên các chỉ số vừa đo :
    • Sau khi đo xong các bạn sẽ có dc những chỉ số về tốc độ và khẩu độ.
    • Trước khi nói típ chúng ta cần tìm hiểu 1 vài khái niệm như sau :
    • Trong nhiếp ảnh người ta qui định khi ánh sáng tăng gấp đôi hay giảm đi 1 nửa thì ng ta gọi đó là tăng hoặc giảm 1 Stop , khi điều chỉnh ánh sáng trên ảnh ng ta cho phép điều chỉnh tối thiểu 1/3 Stop cho mỗi lần chỉnh (tức là tăng /giảm 0.33% lượng sáng)
    • Cái rất hay mà mọi người ít chú ý là : khi các bạn dùng bánh xe để tăng hoặc giảm Iso/Tốc độ/Khẩu độ 1 nấc tương ứng với việc các bạn tăng hay giảm sáng 1/3 Stop do đó khi bạn kéo 1 thông số này lên 1 nấc và kéo thông số kia lên 1 nấc thì có nghĩa là ánh sáng ko đổi.
    • Iso và Tốc độ thì khi chỉ số tăng/giảm gấp đôi/1 nửa thì ánh sáng cũng tăng/giảm gấp đôi/1 nửa tương ứng, nhưng với khẩu độ thì khác, tăng sáng gấp đôi hay giảm 1 nửa thì chỉ số khẩu độ chỉ thay đổi 1.4 lần xấp xỉ căn 2 mà thôi ví dụ :khẩu từ 1.4 - > 2 : ánh sáng giảm 1 nửa = 1 stop từ 5.6 -> 4 : ánh sáng tăng gấp đôi = 1 stop[và ứng với mỗi nấc bánh xe khi thay đổi khẩu độ ta đã thay đổi 1/3 stop.
    • Vậy là mọi ng đã biết sự tương quan các chỉ số, và bây giờ chúng ta hoàn toàn qui đổi các chỉ số lệch tốc độ và khẩu độ đó ra các Stop, để biết chỗ này chênh lệch với chỗ kia bao nhiu Stop.
    • Chú ý 2 : nếu điểm A và điểm B lệch nhau từ 3 Stop trở lên (8 lần), điểm A là điểm sang và điểm B là điểm tối thì khi đó nếu ta lấy đúng sáng điểm A thì điểm B bị đen, và lấy đúng sáng điểm B thì điểm A bị Trắng, nghĩa là nếu chủ thể của bạn có 2 điểm chính như thế và bạn có ý định ko dùng bất kì thứ gì hỗ trợ ánh sáng mà vẫn để ánh sáng tự nhiên thì lời khuyên là ko nên chụp vì như thế ảnh sẽ bị bệt hoặc cháy, hãy nghĩa cách xoay chuyển khuôn hình sao cho ko có điểm chính nào lệch nhau quá 3 stop.
Và tất nhiên khi đã có các số đo và cách tính độ lệch sáng, thì việc còn lại của bạn là, xoay chuyển góc ảnh để có ánh sáng phù hợp, hoặc sẽ dùng nó để chơi đèn Strobe bổ sung, hoặc dùng hắt sáng để có ánh sáng đẹp hơn
Trong những bài kì tới sẽ hướng dẫn bạn cách dùng hắt sáng và đèn bổ trợ cho những trường hợp thiếu sáng nhưng ko muốn xoay chuyển góc ảnh
Trích Nguồn: Tinhte
hoang vi st

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2010

Kỹ thuật cơ bản chỉnh sửa ảnh phong cảnh, chân dung

Để có một bức ảnh như ý, ngoài việc chụp ảnh tốt, bạn cũng cần phải nắm được những kỹ thuật chỉnh sửa ảnh cơ bản nhất. Hiện nay có nhiều phần mềm để chỉnh sửa ảnh, nhưng trong đó phổ biến nhất vẫn là Adobe Photoshop.


photoshop phongcanh chandung
Phần mềm chỉnh sửa ảnh Adobe Photoshop CS5


Phần mềm chỉnh sửa ảnh Adobe Photoshop đã đi đến phiên bản CS5, nhưng những bước cơ bản để chỉnh sửa ảnh thì đã khá hoàn thiện từ những phiên bản đầu tiên và không có nhiều thay đổi. Dưới đây là giới thiệu sơ lược về những tính năng cần thiết và cơ bản của Photoshop để bạn có thể tự làm những bức ảnh của mình đẹp hơn.

Chỉnh sửa ảnh phong cảnh


photoshop phongcanh chandung
Một chút Photoshop khiến bức ảnh thêm huyền diệu hơn - Người chụp: banggia03k4


Để có 1 bức ảnh phong cảnh đẹp, ngoài yếu tố góc máy, điều chỉnh chế độ chụp, điểm quan trọng nhất chính là yếu tố khoảnh khắc. Một bức ảnh hoàn hảo nhất sẽ là khi bạn bắt được những khoảnh khắc kì diệu của thiên nhiên hay thời tiết. Chỉnh sửa một chút với Photoshop, những bức ảnh này sẽ đẹp hơn, hấp dẫn hơn và độc đáo hơn.

photoshop phongcanh chandung
Chụp bằng file RAW sẽ cho phép chỉnh sửa gần như toàn bộ thông số của bức ảnh - Người chụp: banggia03k4


Đối với những người chụp ảnh phong cảnh chuyên nghiệp, họ thường chụp với định dạng file RAW. Định dạng này cho phép bạn có thể chỉnh sửa hầu hết những yếu tố trên bức ảnh: White Balance, Contrast & Brighness, Clarity, Vibrance, Saturation…

photoshop phongcanh chandung
Một bức ảnh không cần chỉnh sửa nhiều - Người chụp: may[5]


Chỉnh sáng tối

Xử lý ảnh trên file ảnh thông thường đơn giản hơn khá nhiều. Lệnh cơ bản đầu tiên là Ctrl+M, chỉnh sáng tối Curve. Sử dụng Auto giúp cân bằng lại sáng tối cho bức ảnh. Auto kết hợp với chỉnh sáng tối bằng tay sẽ khiến bạn ưng ý hơn với tác phẩm của mình. Đôi khi Auto hoạt động không hiệu quả và làm thay đổi màu sắc thật của bức ảnh, hãy chỉnh nhẹ nhàng trong khung Curve để đạt được độ sáng tối như ý mà vẫn giữ được ảnh gốc.

Lệnh cân bằng sáng tối Ctrl+L cũng quan trọng trong ảnh phong cảnh. Cũng có chế độ Auto để cân bằng sáng tối cho bức ảnh. Nếu bạn muốn tự làm, có 2 phần Input Levels và Output Levels cho bạn “mò mẫm”.

Chỉnh màu sắc

Chỉnh sửa Hue/Saturation bằng lệnh Ctrl+U. Không có chức năng Auto ở tính năng này, việc bạn làm là thay đổi thông số ở các cột Hue, Saturation và Lightness. Chỉnh sửa một chút theo trí nhớ, bạn sẽ có những bức ảnh y hệt với màu sắc và độ tươi của cảnh thật. Phá cách một chút bằng việc thay đổi mạnh mẽ những thông số, bạn sẽ có những bức ảnh thiên nhiên rất độc đáo, rất sáng tạo.

Cân bằng màu sắc Ctrl+B là công cụ thay đổi hay kích màu hiệu quả. Tính năng này cũng không có chức năng Auto, việc của bạn cũng là xử lý bằng tay tùy theo cách bạn muốn chỉnh sửa.

4 công cụ trên là tương đối đầy đủ cho một người chưa bao giờ sử dụng Photoshop làm đẹp cho bức ảnh của mình. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng các Layer để phối màu từng vùng, tạo khoảng sáng tối khác nhau; thậm chí sử dụng các công cụ tẩy xóa như Brush (B) hay clone (S) để xử lý các vùng thừa trên ảnh.

Chỉnh sửa ảnh chân dung

photoshop phongcanh chandung
Photoshop cho mẫu là việc không thể thiếu của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp - Người chụp: banggia03k4

Với những người chụp nghiệp dư, nét đẹp khuôn mặt hay cơ thể là điểm nhấn nổi bật trên những bức ảnh chân dung. Nếu đối tượng chụp có một vài khuyết điểm sẽ khiến những bức ảnh kém phần hấp dẫn. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ chỉnh sửa của Photoshop là không thể thiếu, nếu bạn muốn người được chụp và cả người xem cảm thấy ưng ý với bức ảnh của bạn.

photoshop phongcanh chandung
Sử dụng công nghệ Photoshop để tạo những bức ảnh theo phong cách riêng - Người chụp: iam.zin


Về cơ bản, chỉnh sửa vẫn bao gồm 4 công cụ chỉnh sửa màu sắc, ánh sáng, độ tương phản, kích màu như chụp phong cảnh: Ctrl+M, Ctrl+L, Ctrl+U, Ctrl+B. Bạn cũng có thể thay đổi tone màu theo ý thích bằng Layers, hay làm đen trắng cả khung hình để làm nổi bật chủ thể.

photoshop phongcanh chandung
Nổi bật cô bé trong bức ảnh bằng xử lý đơn giản - Người chụp: banggia03k4

Một công đoạn quan trọng không thể bỏ qua là chỉnh sửa khuôn mặt chủ thể. Việc làm trắng mịn da, xóa mụn, make up lại khuôn mặt là cần thiết. Bạn có thể sử dụng các công cụ trên Photoshop như Healing Brush Tool (J) , Patch Tool (J) hay Clone Stamp Tool (S) . Sử dụng Blur để làm mịn da, tăng sáng cho mặt, làm trắng răng, xóa bỏ mắt đỏ nếu có, đánh phấn hồng cho má, thêm son cho môi. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Plugin hỗ trợ trong Photoshop như Neat Image làm mịn da, hay Imagenomic Portraiture…

Nếu muốn chỉnh sửa kích cỡ khuôn mặt hay thay đổi số đo một vài vòng không như ý muốn, bạn cần sử dụng đến công nghệ “Co - Kéo” Liquify – với phím tắt Ctrl+Shift+X. Đây là việc không hề đơn giản, nếu thậm chí là phần khó khăn nhất trong công nghệ Photoshop. Nếu các bạn khéo léo và biết cách thêm bớt thì chắc chắn chủ thể trong ảnh sẽ trở thành siêu mẫu, nhưng đừng quá lạm dụng công cụ này, bởi nó có thể biến chủ thể của bạn thành một con người hoàn toàn khác.

Rõ ràng, việc chỉnh sửa ảnh với Photoshop không hề đơn giản nhưng nếu nắm được những kỹ thuật cơ bản, bạn vẫn có thể tự chỉnh sửa những bức ảnh do mình chụp trở thành những bức ảnh đẹp lung linh và độc đáo hơn rất nhiều.


hoangvi st