Trang

my photo

my photo

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

LENS FOR TOKINA

TOKINA là nhà sản xuất ống kính For có lịch sử 55 năm kinh nghiệm. Trong thời kỳ còn chụp máy phim, Tokina có thể được gọi là “ông trùm” trên thị trường ống kính For. Mẫu mã của Tokina được thiết kế gần giống như ống kính Đức, rất chắc chắn nhưng lại hơi thô. Nhưng chính vì lớp vỏ thô nhám ấy nên khi cầm ống kính trên tay ta thấy nó rất vững. Đặc điểm của ống kính Tokina là hơi gắt, các bạn nào thích Mamiya sẽ thấy hài lòng với nó, và cũng dễ hiểu thôi vì chính Tokina là nhà sản xuất ống kính cho các máy Mamiya Medium Format.
Công nghệ Multicoating của Tokina rất tiên tiến và rất dày nên ống kính cho “độ bền màu” rất tốt mà chính bản thân tôi đã được trải nghiệm.
Không hiểu vì sao khi chuyển qua trào lưu máy ảnh kỹ thuật số, Tokina có cải thiện các lớp tráng trên ống kính để tương thích với máy ảnh kỹ thuật số nhưng lại ít sản xuất ống kính DX và cũng không tích hợp mô tơ cho ống kính của mình khi dùng với máy ảnh Nikon. Do đó Tokina là thương hiệu được chọn lựa bởi các người sử dụng Nikon Dx, Dxxx và 1 số đời Dxx mà thôi.
Tới thời điểm hiện tại, Tokina chỉ giới thiệu có 9 ống kính gồm 6 ống kính AT-X PRO và 3 ống kính AT-X mà thôi. Nhưng nếu nghiên cứu kỹ thì cả 9 ống kính này đều được đánh giá rất cao trên các trang web nổi tiếng, đặc biệt là ống kính Macro 100mm 1:2.8 AT-X PRO.
AT-X PRO gồm : AF 11-16mm 1:2.8 – AF 12-24mm 1:4 – AF 16-50mm 1:2.8 – AF 50-135 1:2.8 – AF 35mm 1:2.8 MACRO – AF 100mm 1:2.8 MACRO.
AT-X Series gồm : AF 10-17mm 1:3.5-4.5 – AF 16.5-135 1:3.5-5.6 – AF 80-400mm 1:4.5-5.6.
Trong đánh giá chung của các trang web trên thế giới, ống kính Macro của Tokina là xuất sắc nhất trong hàng ống kính For lẫn Zin. Do đó nếu các bạn nào thích thể loại Macro thì nên để ý tới hiệu ống kính này.
Các bạn nào dùng máy khổ DX để làm dịch vụ ảnh cưới, tiệc tùng... sẽ thấy con AF 16.5-135mm là rất lý tưởng đấy.





Chụp chân dung teen trong studio

Chụp trong studio không sợ mưa, nắng; các teen nhút nhát cũng tự nhiên hơn, không ngại tạo dáng; quan trọng hơn là ta mang cả ba "mặt trời" vào phòng và chủ động được nguồn sáng. Dĩ nhiên, để trang bị cũng cần một "tí vốn"...

Phòng chụp: Lý tưởng nhất là có phòng 4mx6m. Dùng phòng khách, phòng học 3mx5m cũng tốt, hay vách nhà kho... sao cho có thể lùi 4m để chụp.

Phông nền: Cần hai màu đen trắng.
Ba đèn flash. Đèn nội cũng xài tốt, đươc sử dụng khá nhiều (khoảng 2.000.000 đồng/cái đèn chính, 1.000.000/cái đèn tóc, cứ phát sáng đều là đạt, mua ở các cửa hàng bán máy ảnh trên đường Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, TP. HCM). Các phòng chụp chuyên nghiệp thường bố trí khoảng 5 đèn (chỉ để biểu diễn, "dọa" khách hàng là chính, chụp giỏi chỉ cần một hoặc hai đèn tuỳ theo mục đích sử dụng). Cần thêm 3 cái chóa đèn có che vải trắng mịn là ta có một studio và tha hồ tạo ánh sáng đủ chiều để chụp.

Máy ảnh: Thân máy vừa vừa cũng được, Nikon D100, 200, D80, Canon 10D, 20D... là tốt. Ống kính thì cần có tiêu cự từ 50 - 150mm, sử dụng trong phòng chụp rất cơ động.

Nikon D100 - Tốc độ 100, khẩu độ 8

Cách sử dụng đèn trong studio
Bạn cần có thêm một đèn fash “mồi trên máy ảnh" dùng để kích vào 3 đèn trong phòng (chỉ cần đèn bèo, cũ, hướng lên trần nhà để mồi). Hiện nay dân nhiếp ảnh hay sử dụng một bộ sóng FM (khoảng 250.000 - 400.000đồng) vừa chụp trong phòng vừa chụp ngoài trời, khi bấm máy cả 3 đèn đều cùng lúc phát sáng.
Khẩu độ trong phòng chụp cũng tuỳ, có thể 11, 8. Cách tìm khẩu độ đơn giản nhất trong phòng chụp là để chủ đề cách đèn 3m , để tốc độ cố định 100 chụp với nhiều khẩu độ khác nhau 8, 11, 5.6... Ảnh nào đúng sáng thì lấy làm chuẩn

- Tương phản gắt: Ta chỉ để một đèn, chếch 45 độ, bằng chiều cao với chủ thể (không để đèn cao quá, sẽ bị tối cằm, tối mắt...), cách xa khoảng 2m. Phía sau ta bố trí một đèn có công suất nhỏ (có che giấy kính màu cam) đánh vào tóc, có nhiệm vụ tách người ra khỏi phông đen làm cho hình nổi khối, rõ đường nét... Trong studio ta cần quan tâm thêm các chế độ cân bằng trắng, còn không cứ để Auto là xong. Ta phải thử thật nhiều, thì mới cho được kết quả tốt .
Nikon D100 - Tốc độ 100, khẩu độ 8
Một bên mặt hơi tối do không có đèn, tạo sự tuơng phản mạnh.
Chỉ có một đèn đuợc đặt bên trái.
Nikon D100 - Tốc độ 100, khẩu độ 8
Một đèn đặt bên phải
Một đèn tóc để sau lưng (có bọc giấy màu cam) làm tóc có đường viền sáng, ảnh nổi khối và đồng thời tách ra khỏi phông đen
- Tương phản dịu: Chủ thể cách phông đen 1m. Hai đèn chính để trước chủ thể một góc 45 độ, cách chủ thể khoảng 2m, đèn thứ 2 để cách xa khoảng 2,5m- 3m, có thể xa hơn… Sau lưng cũng bố trí một đèn tóc công suất nhỏ hơn đèn chính, sẽ cho ven sáng ở tóc rất đẹp. Kết quả cho ta thấy chủ thể sẽ có một bên sáng và một bên hơi tối rất đẹp.
Đèn bên trái đuợc dời xa hơn từ 0,5 - 1m. Mặt trái chỉ hơi tối tạo sự tuơng phản nhẹ, thích hợp cho ảnh chân dung phụ nữ, trẻ em.
Bóng đổ ở cổ do tóc che ánh sáng, nên vén tóc ra sau.
Có thể chuyển sang đen trắng trên máy ảnh, hay dùng photoshop.
Nón nên có màu sáng hơn, nón đen dễ tiệp vào phông đen
- Sáng đều: Để hai đèn chính cách chủ thể 2m, làm hai bên chếch 45 độ đánh thẳng vào chủ thể, chủ thể sẽ sáng đều. Cách này chủ yếu dùng để chụp thời trang...
Tay và mặt vẫn là chi tiết quan trọng nhất trong ảnh chân dung.
Không cò đèn tóc, tóc đen sẽ lẫn vào phông đen
Tóc bị dư sáng vàng vì đèn tóc gần đầu, cần dời xa 0,2 - 0,25m.
Tóc thưa hay mảnh hơn thì dời 0,3m
Không cần phải ra biển, chỉ cần cúp vừa mí áo, là có một teen xinh đẹp, khoẻ khoắn.
Hy vọng một vài kỹ thuật nhỏ sẽ giúp bạn vượt qua những bỡ ngỡ đầu tiên về kỹ thuật chiếu sáng trong studio.
Bài & ảnh Duy Anh