Trang

my photo

my photo

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Những kỹ thuật cơ bản về chụp món ăn

Việc chụp ảnh các món ăn không quá khó nhưng cũng không dễ như bạn tưởng. Nếu các thể loại khác chỉ cần ánh sáng đẹp thì với món ăn, bạn phải làm sao kích thích được vị giác của người xem.

Đôi khi các cuốn sách hay tạp chí về ẩm thực có sức cuốn hút khó tả. Công thức cách chế biến, các dòng chữ mô tả không thể diễn tả được đầy đủ một món ăn, chính các bức ảnh mới cho người xem cảm nhận được sự hấp dẫn của món ăn. Đôi mắt của bạn bị hấp dẫn bởi hình ảnh của các món ăn trong sách.
Bài viết sẽ hướng dẫn bạn những điều cần biết cơ bản nhất khi chụp món ăn.

Ánh sáng
Như bất kỳ một thể loại ảnh nào khác, ánh sáng chính là điểm quan trọng nhất trong nhiếp ảnh. Với các món ăn, thông thường nếu điều khiển tốt ánh sáng thì món ăn vẫn trông rất hấp dẫn. Nơi tốt nhất để chụp các món ăn là bên cạnh cửa sổ có nhiều ánh sáng tự nhiên. Có thể kết hợp thêm đèn flash đánh bổ sung thêm cho các mặt thiếu sáng hay đánh trần để cân bằng ánh sáng trong và ngoài. Ánh sáng tự nhiên giúp cho món ăn trông hấp dẫn và tự nhiên hơn.

Sắp xếp
Ngoài việc sắp xếp món ăn sao cho đẹp mắt thì nhà nhiếp ảnh cũng cần phải chú ý đến các đồ vật trên bàn ăn như dao, muỗng, nĩa sao cho hợp lí. Đừng sắp quá nhiều thứ lên bàn, nhưng xem xét các lựa chọn thích hợp nhất: lọ hoa thủy tinh muỗng nĩa hay khăn ăn...

Phải thật nhanh
Các món ăn không giữ được vẻ tươi nguyên lâu. Do đó đòi hỏi nhà nhiếp ảnh phải có sự chuẩn bị từ trước như sắp đặt các vật dụng trên bàn ăn, thử ánh sáng, tưởng tượng các góc độ có thể chụp, thiết lập đèn… sao cho mọi thứ luôn sẵn sàng và có thể chụp ngay khi món ăn vừa được chuẩn bị xong. Tránh trường hợp các món ăn bị tan chảy như kem, các món đá, hay thay đổi màu sắc do để quá lâu, nguội lạnh...

Tạo phong cách cho món ăn
Cách đặt thức ăn vào đĩa cũng quan trọng như cách bạn chụp nó. Chú ý đến sự cân bằng trong món ăn (màu sắc, ánh sáng, cân bằng trắng hình dạng…). Áp dụng quy tắc 1/3 để dẫn dắt mắt người xem tập trung vào món ăn. Mỗi món ăn có cách sắp xếp khác nhau, do đó để biết một món ăn phải được sắp xếp như thế nào trên đĩa thì bạn có thể xem trong sách hướng dẫn nấu ăn

Tập trung vào sự hấp dẫn của món ăn
Một thủ thuật để tạo sự bắt mắt làm cho món ăn thật sự hấp dẫn là quét dầu ăn lên món ăn, lưu ý là không phải tất cả các món ăn đều cần sự bóng bẩy để hấp dẫn người xem. Lưu ý kỹ đến ánh sáng và màu sắc. Tăng cường độ tương phản để màu sắc trong ảnh thật sự nổi bật và lôi cuốn ánh mắt người xem

Chọn góc chụp thấp
Một trong những sai lầm của người mới chụp là các góc chụp trực diện từ trên xuống dù góc chụp này tỏ hợp lí trong một số trường hợp nhưng đây không phải là góc chụp tối ưu. Góc chụp thấp ngang với món ăn hay hơn cao hơn một chút, phù hợp trong hầu hết các tình huống chụp

Macro
Chọn chụp cận cảnh (macro) là cách mà các nhà nhiếp ảnh thường chọn để chụp món ăn. Chụp cận cảnh làm nổi bật phần hấp dẫn nhất của món ăn.
Khói
Làn khói mờ bốc lên từ món ăn cho người xem cảm giác món ăn vừa được nấu chín. Nhưng việc chụp khói khá khó, nhất là làm sao thể hiện lại cho người xem thấy món ăn thật hấp dẫn. Một số nhà nhiếp ảnh dùng các thủ thuật khác nhau để có được hiệu ứng khói bốc nghi ngút trong món ăn.

hoangvi st

Không có nhận xét nào: